Cuối năm và câu chuyện đăng ký thang bảng lương mới

Đợt cuối năm trước, tôi nhớ thời gian này tôi đang mê mải đi làm báo cáo tình hình nhân sự trong năm và loạn cào cào lên vì việc sự vụ. Năm trước công ty tôi còn ăn lên làm ra, năm nay, tình hình kinh tế không khả quan lắm, nên cũng không có nhiều việc để làm, hay thực ra, năm nay không có leader nên tự mình phải lead, dẫn đến chếnh choáng thôi. Thực ra, cũng có những việc giống như phong tục tập quán, sẽ diễn ra như vậy vào những thời điểm nhất định bắt buộc phải thực hiện nó, giả như việc đăng ký thang lương cho năm sau, bây giờ HR trên toàn nước Việt Nam này phải làm. 
Tôi sẽ tổng kết lại các công việc liên quan đến câu chuyện đăng ký thang bảng lương cho năm mới, giống như recap hoặc tài liệu chiến đấu với những ý kiến, quan điểm dở người khác.

I - Hồ sơ xây dựng Thang bảng lương gồm:
1. Hệ thống thang bảng lương
2. Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương (Mẫu)
3. Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương (Mẫu)
4. Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương (Mẫu)
5. Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ (Mẫu)
6. Quy chế tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp (Có Phòng lao động yêu cầu, có Phòng không yêu cầu, nhưng rất quan trọng khi quyết toán thuế).

II - Cách xây dựng thang bảng lương cụ thể như sau:


- Thang lương được chia thành các bậc, trong đó, bậc 1 không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đối với khu vực Hà Nội, mức lương tối thiểu vùng năm 2018, mức lương tối thiểu là 3.980.000 đồng/tháng.
- Đối với các vị trí chức danh công việc yêu cầu phải qua đào tạo (đào tạo nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc thậm chí đã được doanh nghiệp đào tạo) thì mức lương tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7%, cụ thể: 3.980.000 + (3.980.000 * 7%) = 4.258.600 đồng/tháng
- Đối với các vị trí công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức lương tối thiểu phải cộng thêm 5%, cụ thể: với vị trí chức danh qua đào tạo, làm việc trong môi trường độc hại, mức lương tối thiểu bằng: 4.258.600 + (4.258.600 * 5%) = 4.471.530 đồng/tháng
- Bậc sau lớn hơn bậc trước ít nhất 5%, cụ thể: Nếu bậc 1 là 5.000.000 thì bậc 2 là 5.000.000 + (5.000.000 * 5%) = 5.250.000 đống/tháng

III - Thủ tục gửi Thang bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp
Bước 1: Xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc do Chính Phủ quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp Huyện (Phòng Lao động Huyện)
- Thang bảng lương,
- Định mức lao động của doanh nghiệp
Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện tiếp nhận thang bảng lương đăng ký
- Trả lại đơn vị thông báo đã nhận thang bảng lương
- Lệ phí: không có

IV - Nguồn văn bản quy phạm pháp luật
- Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ 2012 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2013;
- Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 7/12/2017 của Chính Phủ Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực thi hành vào ngày 25/1/2018.

Tạm thời tổng kết một số ý như vậy về xây dựng Thang bảng lương 2018, tôi sẽ bổ sung thêm trong series này các bài viết liên quan đến xây dựng Quy chế lương thưởng để hoàn chỉnh hồ sơ liên quan đến cả Phòng Lao động và Thanh tra Thuế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Review sách "Sức khỏe nằm trong tay bạn" - tác giả Trần Bích Hà

Lượm lặt nhân sự (p2) - Hoàn thiện phòng HC-NS từ năm 1 đến năm 4